Buôn chuyện

Những danh lam thắng cảnh Việt Nam được Unesco công nhận

Những danh lam thắng cảnh cảnh Việt Nam được Unesco công nhận đều mang vẻ đẹp riêng, đồng thời ẩn chứa những giá trị lịch sử vô giá mà có thể chúng ta chưa từng khám phá.

Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Nằm trong danh sách danh lam thắng cảnh Việt Nam, Hoàng thành Thăng Long được biết tới như một quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử, sau đó trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích tại Việt Nam.

Được biết, danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam này có tổng diện tích 18.395 ha, bao gồm: khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các di tích còn lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như cột cờ Hà Nội như Đoan Môn, điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn.

Hoàng thành Thăng Long được biết tới như một quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội.

Song hành cùng lịch sử dân tộc trong suốt 10 thế kỷ qua, Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đã trải qua rất nhiều thay đổi cũng như từng trùng tu, tu bổ hay sữa chữa các hạng mục khác nhau, song trung tâm của Hoàng thành – đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một số lượng lớn những vật dụng dùng bằng gốm sứ từng dùng trong hoàng cung qua nhiều thời kỳ.

Bên cạnh đó, nhiều tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á được tìm thấy ở đây chính là minh chứng cho thấy Thăng Long đã từng là trung tâm giao lưu văn hoá lớn và tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại.

Quần thể danh thắng Tràng An

Danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam này được biết tới như là bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.

Đây là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận, và là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam Với diện tích 6.172 ha nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, quần thể danh thắng Tràng An bao gồm các khu vực liền kề nhau là di tích cố đô Hoa Lư, quần thể hang động Tràng An, khu danh thắng Tam Cốc – Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư.

Danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam này được biết tới như là bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình với hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên đa dạng. Được ví như “Hạ Long trên cạn”, quần thể danh thắng Tràng An còn sở hữu hệ thống động xuyên thủy nối liền các thung ngập nước như một trận đồ bát quái, vừa kỳ ảo lại biến hóa khôn lường. Quần thể danh thắng Tràng An còn có nhiều điểm du lịch văn hóa hấp dẫn khác như: cố đô Hoa Lư, khu núi chùa Bái Đính, các đình, đền, chùa.

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh của Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp tự nhiên với non nước hùng vĩ, đẹp tựa như một bức tranh sơn thủy bí ẩn và thơ mộng. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới lần đầu tiên năm 1994.

Năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản địa chất thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo.

Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Hệ thống hòn đảo Vịnh Hạ Long gồm nhiều đảo nhỏ với nhiều hình thù khác nhau, độc đáo và ấn tượng như: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Trống Mái, hòn Cánh Buồm, hòn Ông sư, hòn Lư Hương, hòn Mâm Xôi, Hòn Đũa, hòn Ông, hòn Con Cóc, hòn Gà Chọi, đảo Ngọc Vừng, đảo Ti Tốp, đảo Tuần Châu.

Danh lam thắng cảnh của Việt Nam này còn là nơi tập trung đa dạng sinh học với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.

Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ.

Trong số các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam, vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi duy nhất sở hữu địa hình Karst chiếm 2/3 diện tích của Vườn, độ cao từ 300m – 1.100m. Đây là kiến tạo karst cổ nhất thế giới, hiển diện những dấu ấn đậm nét của lịch sử phát triển địa chất từ 400 triệu năm trước. Đặc điểm nổi bật ở đây là quá trình karst hoá đã tạo các cấu trúc độc đáo như phytokarst,  ngọc động, khối tháp nón, măng đá, thác đá, bồn đá, nhũ đá vô cùng ấn tượng.

Ngoài hệ thống sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là “vương quốc hang động.”

Cố đô Huế

Nhắc tới các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1945). Nổi bật trong quần thể di tích cố đô Huế là ba tòa thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được bố trí đăng đối xuyên suốt trên một trục nam – bắc. Hệ thống thành quách, cung điện ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh. Xa xa về phía tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vị vua Nguyễn mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt.

quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế.

Ngày nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên, với một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.

Di sản Huế đang được bảo tồn rất tốt bởi những nỗ lực không mệt mỏi của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, của Bộ Văn hóa Thông tin, mà trực tiếp là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An nằm trong top các hình ảnh danh lam thắng cảnh Việt Nam đẹp nhất.

Nằm trong top các hình ảnh danh lam thắng cảnh Việt Nam đẹp nhất, phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam là một khu phố được hình thành từ thế kỷ 16-17 và từng là thương cảng của miền Trung. Hiện nơi đây có các địa điểm tham quan nổi tiếng như chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký hay các hội quán của người Hoa.

Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ là danh lam thắng cảnh di tích lịch sử Việt Nam.

Thành nhà Hồ là danh lam thắng cảnh di tích lịch sử Việt Nam, là một tòa thành độc đáo bằng đá nằm giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407 do Hồ Quý Ly – lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần – cho xây dựng vào năm 1397.

Thành Nhà Hồ là công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Đây là một trong số ít các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa nên mọi thứ vẫn còn khá nguyên sơ.

Khu di tích Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn – tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ và thâm nghiêm.

Trong các bài viết giới thiệu về danh lam thắng cảnh Việt Nam, người ta không thể không nhắc tới Thánh địa Mỹ Sơn – tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ và thâm nghiêm. Danh lam thắng cảnh này có hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Khu di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *