Chắc hẳn bạn luôn tò mò về tên các vị thần Ai Cập cổ đại, vì theo truyền thuyết họ chính là những người sở hữu quyền lực tối cao ở mọi phần của thế giới: từ bầu trời, mặt đất cho tới thế giới bên kia.
Amon – Vị thần tối cao
Đứng đầu trong danh sách tên các vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất là Amun-Ra, hay còn gọi là thần Amon (vua của các Vị thần). Vị này được cho là ngang hàng với thần Zeus – vị thần tối cao trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại. Theo đó, thần Amun cùng thần Mut và thần Khonsu (Thần Mặt Trăng) – con trai của mình là ba vị thần được thờ cúng nhiều nhất ttong xã hội Ai Cập cổ đại.
Mut – Nữ thần Mẹ
Kể đến tên các vị nữ thần Ai Cập cổ đại, chúng ta không thể nào quên nhắc tới nữ thần Mẹ “Mut” – một vị thần Ai cập nguyên thủy. Bà thường đội hai chiếc vương miện trên đầu, đại diện cho hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Trong chữ tượng hình, người ta thường sử dụng hình con kền kền, hình mèo hoặc rắn để diễn tả nữ thần Mẹ.
Osiris – Vua của sự sống
Thần Osiris là con cả của Thần Mặt đất Zeb và Thần Bầu trời Nut, được mệnh danh là vị thần quyền lực thuộc bảng danh sách tên các vị thần trong thần thoại Ai Cập. Đây là vị thần cai quản thế giới bên kia, bởi người Ai Cập cổ đại tin rằng họ sẽ có một cuộc sống mới sau khi chết.
Vị thần này được miêu tả có nước da màu xanh. Ngoài ra, ông còn là thần bảo vệ cây cỏ và là người dâng nước cho con sông Nile.
Theo truyền thuyết, thần Orisis đã kết hôn với chị gái mình là thần Isis và bị người em trai tên Seth sát hại. Nhưng ông lại được Isis hóa phép giúp đầu thai thành một đứa trẻ. Sau đó thần Horus – con trai Orisis và Isis đã báo thù cho cha mình và lên ngôi vua Ai Cập. Về phần Orisis, ông đã trở thành vị thần cai quản Địa Ngục và giúp đỡ các Pharaon an hưởng cuộc sống vĩnh hằng ở thế giới bên kia.
Anubis – Thần ướp xác các vị Thần
Trước thần Orisis, thần Anubis – con của thần Ra và thần Nephthys từng đảm nhiệm vai trò cai quản thế giới bên kia.
Theo truyền thuyết, thần Anubis sẽ ướp xác người chết sau đó dẫn dắt linh hồn họ về thế giới vĩnh hằng. Vị thần này được mô tả có nước da đen tượng trưng cho vùng đất đen trù phú dọc hai bên bờ sông Nile, đồng thời còn tượng trưng cho sự phục hung trường tồn.
Ra – Thần mặt trời và ánh sáng
Nằm trong số tên của các vị thần Ai Cập cổ đại được sùng bái nhất, thần Ra được người dân nước này cho rằng đã tạo ra cả thế giới. Họ miêu tả ông có hình dáng nửa chim ưng nửa người khá giống với thần Horus. Đây là vị thần đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử Ai Cập, từng kết hợp với các vị thần Ai Cập cổ đại tạo nên rất nhiều vị thần quyền lực khác.
Horus – Thần Phục Thù
Vị thần này có một vị trí đặc biệt trong thế giới tâm linh của đất nước Ai Cập cổ đại. Ngài là con của Orisis và Isis, sau khi trả thù cho cha mình đã nắm quyền cai trị cả Ai Cập. Ngoài ra, ngài còn là cha đẻ của thần Zeb và thần Nut. Theo mô tả, ngài có dạng nửa người nửa chim ưng với chiếc vương miện đội trên đầu.
Horus được tôn thờ như một vị thần của bầu trời, chiến tranh, bảo vệ và ánh sáng. Đặc biệt, đôi mắt của ngài chính là hiện thân của thần Wedjat – được biết đến với cái tên “Con mắt Thần Ra”. Đó là sự tượng trưng cho mọi thứ ở trên bầu trời.
Thoth – Thần tri thức và thông thái
Theo truyền thuyết, thần Thoth tự tạo ra chính bản thân mình và là người giải quyết các tranh chấp giữa thiện và ác. Vị thần này thông thạo các định luật vật lý, luật thánh và cùng với nữ thần Ma’at duy trì vũ trụ bằng những thuật toán hết sức chính xác.
Thần Thoth được mô tả là vị thần có đầu hạc uyên bác nhất trong số các vị thần Ai Cập được sùng bái nhất. Tương truyền, ngài chính là người đã sáng tạo ra bộ lịch 365 ngày hiện nay.
Hathor – Thần của tình mẫu tử
Hathor là vị thần đưa những người chết tới nơi họ đầu thai và là một nữ thần xinh đẹp nhất trong số các vị thần Ai Cập cổ đại. Nàng là sự tượng trưng cho tình mẫu tử và tình yêu của người con gái.
Theo đó, người Ai Cập cũng coi Hathor là vị thần của âm nhạc và khiêu vũ. Họ tin rằng nàng sẽ ban phước lành cho tất cả những người phụ nữ khi họ mang thai và sinh con. Nàng rất từ tốn và dịu dàng với tất cả mọi người nên thường được dân chúng ca ngợi là quý cô của thiên đường, hạ giới và cả địa ngục.
Sekhmet – Nữ thần chiến tranh
Sekhmet là tên gọi của nữ thần chiến tranh. Vị thần này là con gái thần Ra và mang hình hài của một con sư tử cái. Sekhmet từng đảm nhận vai trò dẫn đường, bảo vệ các Pharaon trong các cuộc chiến tranh.
Bà còn được biết tới với cái tên Đấng Vạn Năng nhờ sở hữu một chiếc đĩa mặt trời cùng con rắn Uraeus – hiện thân của sự quyền quý và thiêng liêng. Đồng thời, Sehkmet luôn dốc sức hỗ trợ nữ thần Mà’át trong Phòng Phán Xét của Orisis với vai trò là trọng tài phân xử.
Geb – Thần Đất
Thần đất còn được gọi là cha của loài rắn, và người là con trai của thần Shu (thần Khí) và thần Tefnut (thần Nước). Khi thần Geb ban hạt giống cho một nơi nào đó thì mùa màng chắc chắn sẽ bội thu, đồng thời các dịch bệnh đang hoành hành cũng lập tức được đẩy lùi.
Theo truyền thuyết, mỗi lần vị thần này cười sẽ gây nên một trận động đất. Và dân chúng Ai Cập cũng tin rằng thần Geb chính là người giam giữ linh hồn của những kẻ ác độc, tàn bạo.