NDA trong bảo mật thông tin
Đời sống

NDA và những vấn đề trong việc bảo mật thông tin

Thỏa thuận bảo mật thông tin NDA là bản thoả thuận có tính pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên, tránh việc tiết lộ thông tin bí mật của các bên ra bên ngoài. Hiện nay, NDA được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đảo bảo giữ bí mật và đảm bảo an toàn thông tin cho các bên. Vậy NDA là gì? Chức năng của NDA? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chức năng của thỏa thuận bảo mật thông tin NDA

Khi hai bên ký kết thỏa thuận NDA, các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thoải mái chia sẻ các thông tin với nhau mà không sợ bị bên thứ ba biết, đặc biệt là đối thủ.

NDA cũng có thể áp dụng ở nhiều tình huống khác nhau, như khi tham gia đàm phán về việc hợp tác mà muốn bảo vệ lợi ích cho mình thì có thể ký thỏa thuận NDA với nhau. Hoặc trong việc kêu gọi vốn của doanh nghiệp và các nhà đầu tư, ký kết NDA giúp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh có được bí mật thương mại hoặc kế hoạch mà doanh nghiệp đã vạch ra.

Chức năng của thỏa thuận bảo mật thông tin NDA

Thỏa thuận NDA tương tự một bản hợp đồng pháp lý, vì vậy nếu các bên vi phạm thỏa thuận thì vẫn tiến hành kiện ra toà và đòi bồi thường, đảm bảo tuyệt đối lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.

Các bước thực hiện NDA

Các yếu tố cần thiết trong thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA)
6 yếu tố chính cần thiết trong thỏa thuận bảo mật thông tin NDA đó là:

– Danh tính của các bên tham gia;

– Định nghĩa cụ thể về những yếu tố cấu thành thông tin bí mật của các bên tham gia;

– Các yếu tố loại trừ bất kỳ từ những quyết định bảo mật;

– Tuyên bố về việc sử dụng các thông tin nào được phép tiết lộ;

– Đưa ra các khoảng thời gian cụ thể về việc thực hiện thỏa thuận;

– Các quy định chi tiết về chi phí, luật lệ nếu phát sinh tranh chấp.

Các bước thực hiện NDA

Tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin

Vấn đề 1: Không quản lý tài sản không xác định (Unknown Asset) trên mạng: Có khá nhiều doanh nghiệp không hề quan tâm đầu tư sở hữu một kho để lưu trữ đầy đủ tất cả các tài sản CNTT của mình. Đây chính là một vấn đề lớn mà doanh nghiệp đang không nhận thức được có thể gây nhiều nguy hiểm đến từ chính người dùng và hệ thống không được bảo mật gây ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh.

Vấn đề 2: Lạm dùng tài khoản người dùng: Theo thống kê của Harvard Business Review, trong năm 2016, 60% cuộc tấn công thông tin mạng được thực hiện bởi những người trong nội bộ tổ chức, cả những hành động vô tình (ví dụ: gửi thông tin đến sai địa chỉ email hay bị mất thiết bị làm việc và rò rỉ thông tin), hành vi cố tình (tấn công phishing, có chủ ý để rò rỉ thông tin, tấn công social engineering thông qua tài khoản cá nhân). Những mối đe dọa như thế này là vô cùng nguy hiểm bởi chúng rất khó để phát hiện và ngăn chặn trước khi sự cố xảy ra và đến từ chính những người dùng và hệ thống đáng tin cậy.

Tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin

Vấn đề 3: Lỗ hổng trong hệ thống bảo mật chưa được vá: Lỗ hổng zero-day là lỗ hổng phần mềm máy tính mà những người quan tâm hoặc quản lý việc giảm thiểu lỗ hổng này không biết đến. Cho đến khi lỗ hổng được giảm nhẹ hoặc phát hiện ra thì tin tặc đã đủ thời gian để khai thác nó để ảnh hưởng xấu đến các chương trình máy tính, dữ liệu, máy tính bổ sung hoặc mạng. Tuy nhiên, các lỗ hổng zero day không phải là vấn đề mà các lỗ hổng đã biết nhưng lại chưa được vá mới là vấn đề quan trọng hơn. Cách khắc phục dễ dàng nhất cho doanh nghiệp để xử lý vấn đề này là duy trì thực hiện một lịch trình nghiêm ngặt nhằm theo kịp các bản vá bảo mật.

Vấn đề 4: Thiếu sự phòng ngừa chuyên sâu: Sẽ có một ngày những kẻ tấn công thành công trong việc phá vỡ network security. Mức độ thiệt hại của cuộc tấn công sẽ phụ thuộc vào cách cấu trúc mạng của doanh nghiệp/ tổ chức. Một số doanh nghiệp sử dụng cấu trúc mạng mở, kẻ tấn công ở trong một hệ thống đáng tin cậy sẽ có quyền truy cập vào tất cả các hệ thống trên network.

Vấn đề 5: Đội ngũ quản lý bảo mật CNTT kém. Đây là một vấn đề khá phổ biến đối với nhiều công ty, ngay cả khi họ có tất cả các giải pháp an ninh tốt nhất song lại không đủ nhân lực để quản lý thì hệ thống vẫn sẽ bị tấn công như thường. Giải pháp cho doanh nghiệp là nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của một đối tác chuyên nghiệp. Điều này cho phép các doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng được đội ngũ bảo mật CNTT. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sở hữu được một nhóm đầy đủ các chuyên gia an ninh mạng có kinh nghiệm với mức chi phí hợp lý.

Trên đây là những thông tin về thoả thuận bảo mật thông tin NDA cũng như tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm: Bảo mật thông tin là gì? 5 vấn đề vấn đề bảo mật thông tin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *