Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ngày nay, những sáng tác của ông vẫn còn những giá trị nhất định trong làng văn học nghệ thuật nước nhà và được đưa vào chương trình dạy học phổ thông.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/03/1943 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyễn Khoa Điềm cầm tinh con giáp Mùi, thuộc cung Song Ngư. Theo ghi nhận, ông được xếp hạng nổi tiếng thứ 44.773 trên thế giới và thứ 192 trong danh sách các nhà thơ nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Ngoài ra, do bài thơ “Đất nước” nằm trong chương trình sách giáo khoa hiện hành, thường xuyên xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn nên các từ khóa liên quan tới Nguyễn Khoa Điềm cũng rất được quan tâm, bao gồm: “đất nước nguyễn khoa điềm”; “bài thơ đất nước nguyễn khoa điềm”; hay “đất nước của nguyễn khoa điềm”.
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình danh giá có truyền thống yêu nước và hiếu học với cha ruột là Nguyễn Khoa Đăng – một vị quan nội giám có tài yên dân có tiếng; ông nội là một nhà nho yêu nước, được bầu vào Viện dân biểu Trung kì do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Viện trưởng; bà nội là cháu nội vua Minh Mạng; còn cụ nội từng làm chức quan bố chánh.
Ông có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Bản thân ông từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X; Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; đồng thời là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.
Thuở nhỏ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tham gia lớp học chữ ở trường làng. Tới năm 1955 mới ra miền Bắc, theo học tại một ngôi trường bình dân khác cho tới khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1964.
Ngoài ra, ông từng hoạt động sôi nổi trong phong trào học sinh sinh viên, tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, thời gian rảnh lại viết báo hoặc làm thơ. Có thời gian nhà thơ này bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ và được trả tự do vào năm 1968.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản, giữ chức vụ Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế kể từ sau năm 1975.
Đồng thời, ông từng đạt các thành tích nổi bật như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ “Cõi lặng” – năm 2010.
Thơ của Nguyễn Khoa Điềm chủ yêu lấy chất liệu từ văn học Việt Nam, được truyền cảm hứng từ cảnh sắc quê hương và tâm thế hiên ngang của những con người yêu nước. Ngoài ra, thơ Nguyễn Khoa Điềm còn thể hiện rõ được bản chất anh hùng, bất khuất chảy cuồn cuộn trong máu các chiến sĩ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ.
Các tác phẩm nổi tiếng có thể kể đến của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Đất ngoại ô”; “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”; “trường ca Mặt đường khát vọng”; “Người con gái chằm nón bài thơ”; “Nơi Bác từng qua”; “Nỗi nhớ Tháng chạp ở Hồng Trường”; “Thưa mẹ con đi”; “Tiễn bạn cuối mùa đông”; hay “Ngày vui”;…
Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
Tác phẩm được xem là thành công nhất của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ “Đất nước”, được ra đời trên chiến trường Bình Trị Thiên vào mùa đông năm 1971. Bài thơ là sự kết hợp tinh tế giữa ca dao và dân ca vào trong thơ, thể hiện được cảm nhận mới lạ của người cầm bút đối với đất nước.
“Đất nước” trích gần trọn chương V của “trường ca Mặt đường khát vọng”, thể hiện khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Nếu không đọc kĩ “trường ca Mặt đường khát vọng”, người đọc rất dễ nhầm tưởng chương V không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của thanh niên trí thức miền Nam, không nói đến hiện thực sôi động của các cuộc chiến đấu ở thành thị miền Nam thời Mỹ Nguỵ nên không gắn liền với cả tác phẩm. Nhưng thực ra, chương này lại là nội dung quan trọng nhất của tác phẩm khi nhấn mạnh sự ý thức về đất nước, về nhân dân đã dẫn đến sự ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với cuộc chiến trạnh oanh liệt vì nước, vì dân.
Trích đoạn “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên mọi bề.
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuát
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…”