Những đứa trẻ thường rất mong chờ ngày Tết trông trăng để được người lớn tặng cho những chiếc đèn ông sao rực rỡ và cùng cả gia đình phá cỗ đêm rằm trong tiếng nhạc Trung thu đầy sôi động. Dưới đây là những bản nhạc Trung thu được lứa tuổi thiếu nhi yêu thích nhất!
“Chiếc đèn ông sao” – nhạc sĩ Phạm Tuyên
Bài hát “Chiếc đèn ông sao” luôn đứng đầu trong danh sách những bản nhạc Trung thu thiếu nhi hay nhất trong dịp Tết trông trăng. Bài hát này không chỉ được các em nhỏ yêu thích, mà còn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam khi gợi nhớ về kỉ niệm đẹp trong quá khứ: cùng bạn bè rước đèn, thưởng thức hương vị ngọt ngào của chiếc bánh nướng, bánh dẻo bên mâm cỗ giản dị cùng gia đình của mình.
Lời bài hát như sau:
“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu.
Cán đây rất dài cán cao quá đầu.
Em cầm đèn sao em hát vang vang.
Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan!
Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh!
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi!
Đây đèn ông sao sao năm cánh tươi vàng.
Ánh sao sáng ngời chiếu miền non ngàn.
Đây cầm đèn sao sao chiếu vô nam.
Đây ánh hoà bình đuổi xua loài xâm lăng!
Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh!
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi.”
”Rước đèn tháng Tám” – nhạc sĩ Vân Thanh
”Rước đèn tháng Tám” do cố nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác, góp phần làm sống lại kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của biết bao thế hệ trong mỗi dịp Trung Thu. Bài nhạc Tết Trung thu này còn làm gợi nhớ về ký ức được tung tăng rước đèn đi chơi của mọi người dân Việt Nam và được các em thiếu nhi học thuộc lòng.
Lời bài hát như sau:
“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Tít trên cao dáng tròn xinh xinh
Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng
Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng
Em múa ca vui đón chị Hằng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
Em rước đèn mừng đón chị Hằng
Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm
Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
Em muốn ăn bốn, năm ba phần
Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp
Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.”
“Thằng Cuội” – cố nhạc sĩ Lê Thương
“Thằng Cuội” là một bài nhạc Trung thu hay dành cho thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu của cố nhạc sĩ Lê Thương, được liệt vào danh sách nhạc Trung thu hay nhất. Bài hát này không chỉ cuốn hút thế giới tuổi thơ mà còn hấp dẫn cả những người lớn tuổi nhờ giai điệu trong sáng cùng ca từ vô cùng ngộ nghĩnh.
Lời bài hát như sau:
“Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Lặng im ta nói Cuội nghe
Ở cung trăng mãi làm chi
Bóng trăng trắng ngà có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta
Lặng nghe trăng gió bảo nhau
Chị kia quê quán ở đâu
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước ta
Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Đền công cho dế nỉ non,
Trời cho sao chiếu ngàn muôn
Các con dế mèn suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Cùng trông ánh sáng cười vui
Chị em ta hãy đùa chơi
Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Các em thích cười muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Cho mượn cái thang …”
“Ông trăng xuống chơi” – tác giả Phạm Duy
Đâylà một bản nhạc thiếu nhi Trung thu được rất nhiều em nhỏ yêu thích nhờ âm hưởng đồng dao vô cùng độc đáo. Lời bài hát tưởng chừng ngây ngô, thế nhưng lại hàm chứa cả triết lý về cho và nhận khiến người ta phải suy ngẫm.
Lời bài hát như sau:
“Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà Vua thì nhà Vua cho lính
Ông trăng xuống chơi đền thánh thì cụ chánh cho mõ…
Ông trăng xuống chơi nồi chõ thì nồi chõ cho vung
Ông trăng xuống chơi cành sung
Thì cành sung cho nhựa
Ông trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tầu
Ông trăng xuống chơi cần câu thì cần câu cho lưỡi
Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa
Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái
Ông trăng xuống chơi gái đẹp thì gái đẹp cho chồng
Ông trăng xuống chơi đàn ông thì đàn ông cho vợ.
Ông trăng trả vợ đàn ông
Trả chồng cô gái
Trả trái cây cà
Trả hoa cây bưởi
Trả lưỡi cần câu
Trả tầu cho ngựa
Trả nhựa cây sung
Trả vung nồi chõ
Trả mõ ông chánh
Trả lính nhà vua
Trả chùa cho bụt
Trả bút học trò
Trả mo cây cau
Trả mo cây cau
Trả mo cây cau
Trả mo cây cau…”
“Vầng trăng cổ tích” – Phạm Đăng Khương
Với giai điệu trong sáng, bản ca nhạc Trung thu này như một câu chuyện nhỏ đầy thú vị của một em bé khi đang ngồi ngắm trăng. Những hình ảnh tượng trưng cho tết Trung Thu như chú Cuội, cây đa hay vầng trăng xuất hiện trong bài hát càng làm người nghe cảm thấy đây thật sự là một đêm trăng bình yên mang một vẻ đẹp đầy chất thơ.
Lời bài hát như sau:
“Một vầng trăng tỏ, treo trên đỉnh trời
Bay về đâu thế đàn cò trắng ơi
Bà ơi chú cuội có nhớ nhà không ?
Sao như cháu thấy, sao như cháu thấy chú đang xuống trần
Nghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay già
Nghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay già
Một đàn chim nhỏ chơi trăng giữa trời
Biết bao giờ nhỉ cuội được xuống chơi
Bà ơi chú cuội có nhớ nhà không ?
Sao như cháu thấy, sao như cháu thấy chú đang xuống trần
Nghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay già
Nghìn năm rùi nhỉ, bên gốc cây đa
Cuội ơi em hỏi trăng non hay già.”
“Cuội khờ” – sáng tác Juun Đăng Dũng
Từ âm nhạc cho đến hình ảnh của bản nhạc Trung thu vui nhộn này đều là sự pha trộn giữa nét truyền thống và hiện đại. Ngoài ra, thể loại future bass thịnh hành kết hợp với một chút âm hưởng dân ca Bắc Bộ đã tạo nét chấm phá thú vị cho bản nhạc thiếu nhi Trung thu vui nhộn “Cuội khờ”.
Lời bài hát như sau:
“Một hôm trăng ở trên cao
Bóng mây la đà chiếu soi mặt hồ
Trời thu giấc ngủ chiêm bao
Hóa thân chú Cuội yêu thầm Hằng Nga.
Cuộc đời đôi khi thấy chán
Nên muốn được thành tiên bay khắp nơi trên trời
Không còn lo ngày mai ra sao
Đêm ngày rong chơi ta ở trên cao.
Ah í a i à í a
Làn gió đưa hồn ta bay về nơi xa
Ah í a i à í a
Đời bỗng vui làm sao khi có trăng và em.
Ah í a i à í a
Trần thế ơi giờ ai hạnh phúc được như ta
Ah í a i à í a
Nào cùng ta bay bay bay bay lên trời.
(Chốn nhân gian khắp nơi đều là nhà.)
Bay nào bay nào bay nào bay, bay đến cung trăng
Nào bay nào bay nào bay bay với chị Hằng
Dưới gốc đa thần có Chú Cuội ngồi, ngồi đếm lá rơi xuống trần.
Bay nào bay nào bay nào bay, bay đến cung trăng
Nào bay nào bay nào bay bay tới ngân hà
Cuội khờ là ta đó, người ta vẫn kêu là.
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Hằng Nga là vợ của ta.
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
La la la la la la la la.”